Kem Chấm Mụn

Kem Chấm Mụn

  • Dưỡng trắng da.
  • Giúp làm dịu da,
  • giúp phục hồi da.
  • Giúp giảm mụn, giúp ngăn ngừa mụn.
  • 395.000đ

CHỨC NĂNG

  • Dưỡng trắng da.
  • Giúp làm dịu da,
  • giúp phục hồi da.
  • Giúp giảm mụn, giúp ngăn ngừa mụn.
  • SE CỒI MỤN,GIẢM VIÊM
  • Dưỡng ẩm, giúp da mềm mịn và đều màu.
  • Giúp ngăn ngừa lão hóa da.
  • NẶN KĨ MỤN VÀ CHẤM VÀO VÙNG BỊ MỤN
  • DÙNG CHO TẤT CẢ CÁC LOẠI MỤN VÀ DA NHIỄM CORTICOID
  • CHẤM 3-4 LẦN /1 NGÀY.

15.Nguyên nhân gây mụn phổ biến

  • nguyên nhân chính gây ra mụn bao gồm: da tiết nhờn quá nhiều, tắc nghẽn nang lông do dầu và tế bào chết; da bị nhiễm khuẩn; viêm da; chăm sóc da không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm. Tình trạng mụn có thể nặng hơn do một số lý do:
  • Do nhiễm trùng: vi khuẩn P. acne (Propionibacterium acnes) là nguyên nhân chính gây mụn trứng cá thông thường, trong khi vi khuẩn demodex là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá đỏ.
  • Thay đổi nội tiết tố: nội tiết tố thay đổi nhiều trong độ tuổi dậy thì và ở độ tuổi trung niên đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, khiến cho tuyến bã nhờn mở rộng và tiết ra nhiều. Nhờn tiết ra nhiều, cùng với việc chăm sóc da không đúng có thể dẫn đến nổi mụn.
  • Sử dụng thuốc: thuốc chứa corticosteroid, testosterone, lithium… cũng có thể gây ra mụn.
  • Chế độ ăn: tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate (đường, tinh bột) như bánh mì ngọt, khoai tây chiên, bánh ngọt… có thể làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
  • Căng thẳng: không gây ra mụn nhưng nếu đang bị mụn thì căng thẳng có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn.
  • Chăm sóc da không đúng cách: da không được vệ sinh sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển, da suy yếu dễ nổi mụn.
  • Lạm dụng mỹ phẩm: mỹ phẩm giúp bảo vệ da và cung cấp các chất dưỡng ẩm cho da nhưng việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hay mỹ phẩm không phù hợp với da trong thời gian dài khiến da dễ kích ứng, lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn.

16.Triệu chứng dấu hiệu của mụn?

Mụn có nhiều loại, tùy vào nguyên nhân gây mụn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dựa trên nguyên nhân và các triệu chứng, mụn được chia thành nhiều loại bao gồm: mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn cóc…

  • Mụn trứng cá:  mụn có đầu trắng nếu lỗ chân lông kín, mụn có đầu màu đen nếu lỗ chân lông hở. Mụn trứng cá gây sưng đỏ, mụn nhọt, mụn mủ, có các khối u lớn rắn gây đau và viêm, chứa đầy mủ bên dưới da. (2)
  • Mụn ẩn: phát triển ở sâu dưới nang lông, mụn nổi cục nhỏ li ti, không gây viêm sưng hay đau.
  • Mụn đầu đen: dễ nhận biết do có màu tối xuất hiện trên da, hơi nhô lên, không gây đau, không viêm. (3)
  • Mụn bọc: có biểu hiện là các nốt mụn sưng đỏ, cứng xung quanh, nhân mụn có dịch màu vàng hoặc trắng, mủ, chạm vào đau, dễ vỡ và để lại vết thâm lâu.
  • Mụn trứng cá đỏ: những mụn màu đỏ, thường ở quanh mũi và miệng, gây đau và ngứa. (4)

17.Phân loại mụn

  • Mụn trứng cá thông thường (mụn đầu trắng)
  • Mụn trứng cá là một tình trạng viêm da xuất hiện phổ biến ở nhiều đối tượng với mọi độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá là do bã nhờn tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng tích tụ vi khuẩn, bít tắc lỗ chân lông, lâu dần gây viêm, nhiễm khuẩn dẫn đến nổi mụn. Mụn trứng cá gây khó chịu trên da và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh.
  • Mụn ẩn
  • Mụn ẩn là mụn mọc ở sâu dưới nang lông, không gây viêm sưng, không đau nhức. Nhận biết mụn ẩn bằng các nốt mụn nhỏ li ti, mọc theo từng cụm và lan rộng theo các khu vực xung quanh khiến bề mặt da sần sùi. Mụn ẩn rất khó để phát hiện, cách đơn giản nhất là sờ lên da, nếu thấy có cảm giác thô ráp và gồ ghề, khả năng cao đó là mụn ẩn.
  • Ngoài ra mụn ẩn có thể phát hiện qua soi da. Mụn ẩn thường mọc ở vùng trán, hai bên má và dưới cằm, do đây là vùng da dễ chịu tác động của yếu tố bên ngoài. Mụn ẩn tuy không gây sưng viêm như những loại mụn khác nhưng nếu không biết chăm sóc và xử lý đúng cách, mụn có thể gây viêm, sưng và để lại vết thâm lâu, khó điều trị. Nếu biết chăm sóc da đúng cách thì mụn ẩn sẽ tan và biến mất.
  • Mụn bọc
  • Mụn bọc hình thành dưới da và không giống như các loại mụn đầu trắng, đầu đen, mụn bọc phát triển dưới bề mặt da. Một số mụn bọc mọc hình thành từ những ổ áp xe nhỏ của vùng nang lông tuyến bã nhờn và bùng phát tạo nên các nốt to viêm đỏ sưng tấy và đau, có thể gây biến dạng khuôn mặt. Mụn bọc thường xuất hiện ở trên mặt, lưng hoặc ngực.
  • Mụn cám
  • Mụn cámlà mụn nhỏ hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn kèm với bã nhờn và bụi bẩn. Mụn cám thuộc thể nhẹ của mụn trứng cá, thường mọc theo vùng và khiến da mặt sần sùi, gồ ghề. Nếu chăm sóc da không đúng cách, tự ý nặn mụn có thể khiến sưng đỏ, viêm, đau…
  • Mụn đầu đen
  • Mụn đầu đen là những nốt mụn nhỏ xuất hiện trên nền mụn trứng cá, do lỗ chân lông bị hở (còn gọi là nhân trứng cá hở) và mụn bị oxy hóa nên đầu mụn bị đen (vì vậy được gọi là mụn đầu đen). Mụn đầu đen là tình trạng mụn nhẹ, hình thành trên mặt, lưng, ngực, cổ, cánh tay, vai…
  • Mụn mủ
  • Mụn mủ là dạng viêm da gây nổi nốt sưng đỏ trên da, có đầu màu vàng hoặc trắng, bên trong chứa đầy dịch mủ (nhờn, tế bào chết, vi khuẩn…). Mụn mủ nhìn giống mụn nhọt nhưng nhọt có kích thước lớn hơn và viêm tấy mô nhiều hơn hơn. Chúng thường xuất hiện ở các vùng khác nhau trên khuôn mặt như: cằm, mũi, má, trán, quai hàm, thái dương, nách, háng… Mỗi vị trí mọc của mụn mủ biểu hiện một vấn đề về sức khỏe nhất định. Mụn mủ nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra những biến chứng xấu cho sức khỏe.
  • Trứng cá đỏ
  • Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện ở xung quanh mũi và miệng, gây sưng đau và ngứa. Mụn xuất hiện thường do bất thường trong kiểm soát vận mạch,  suy yếu hệ thống tĩnh mạch vùng mặt, tăng ký sinh trùng ở nang lông, rối loạn chức năng kháng khuẩn, chế độ ăn nhiều đồ ngọt cay nóng, lạm dụng các thuốc amiodarone, corticosteroid… Mụn trứng cá đỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như mũi cà chua (sưng đỏ ở mũi), đỏ da, phù mắt…

18.Nguy cơ gây mụn

  • Những ai có nguy cơ mắc phải mụn
  • Người có nguy cơ bị nổi mụn bao gồm: phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh, trẻ em đang trong độ tuổi dậy thì, người bị rối loạn nội tiết, thường xuyên bị stress căng thẳng, người làm việc trong môi trường ô nhiễm, người có làn da dầu và ít chăm sóc da, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chăm sóc da sai cách…
  • Yếu tố làm tăng nguy cơ gây mụn
  • Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ gây mụn bao gồm:
  • Rối loạn nội tiết tố: khiến bã nhờn hoạt động mạnh, kích thích tiết nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông, tăng sinh vi khuẩn gây mụn. Nếu da không được chăm sóc đúng cách các lỗ chân lông dễ bị bít tắc hoặc nhiễm khuẩn gây ra mụn.
  • Chăm sóc da sai cách: da mặt là vùng nhạy cảm và tiếp xúc trực tiếp với môi trường thường xuyên, do đó da mặt cần được chăm sóc cẩn thận hàng ngày. Nếu chăm sóc sai cách khiến da yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh.
  • Dùng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp: mỗi một loại da sẽ có sản phẩm phù hợp hỗ trợ chăm sóc da. Tuy nhiên việc lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp và kém chất lượng, sử dụng trong thời gian dài gây nhiễm khuẩn da, lỗ chân lông bị bít tắc hình thành mụn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: nổi mụn cũng có thể do các tất dụng phụ của thuốc, đặc biệt khi dùng thuốc có các chất như testosterone, lithium, corticosteroid, thuốc chống lao, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm… trong thời gian dài khiến rối loạn nội tiết tố, tăng sinh dầu nhờn, gây mụn.
  • Chế độ ăn không lành mạnh: ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường khiến nổi mụn nhiều hơn.
  • Căng thẳng: căng thẳng có thể gây rối loạn nội tiết làm tăng sinh tuyến nhờn, da dễ suy yếu, bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
  • Ô nhiễm môi trường: làm việc trong môi trường có nguồn nước hoặc không khí ô nhiễm, bụi bẩn, bụi mịn… lâu dài khiến da dễ nhiễm khuẩn, bít tắt lổ chân lông, tích tụ chất bã… sẽ gây ra mụn.
  • Tác hại biến chứng của mụn có thể gặp
  • Các biến chứng do mụn gây ra thường liên quan đến tính thẩm mỹ như để lại các vết sẹo lồi hoặc rỗ, tồn tại lâu dài, mụn sau khi lành có thể để lại vết thâm gây mất thẩm mỹ cho da. Mụn nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển sang các vùng da lân cận, phát triển lâu gây khó chịu cho người bệnh.

19.Dầu lá Melaleuca alternifolia

  • Giúp kháng khuẩn và chống viêm, giảm viêm và tấy đỏ liên quan đến mụn trứng cá, đồng thời đặc tính kháng khuẩn của nó có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có thể góp phần gây ra mụn trứng cá.

20.lá trà xanh

  • Giúp kháng khuẩn và chống viêm, giảm viêm và tấy đỏ liên quan đến mụn trứng cá, đồng thời đặc tính kháng khuẩn của nó có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có thể góp phần gây ra mụn trứng cá.

17.Chiết xuất Rau má

  • Thúc đẩy quá trình tổng hợp nguyên bào sợi và collagen, giữ cho da đàn hồi và săn chắc, đồng thời làm mờ các nếp nhăn nhỏ, ức chế các loại vi khuẩn gây mụn.

21.Chiết xuất Tảo biển nâu Mozuku

  • Giúp tái tạo, phục hồi da nhanh, giảm quá trình lão hoá da tự nhiên, hỗ trợ ngăn chặn các tác nhân có hại cho làn da từ môi trường: chất thải, ô nhiễm không khí để làn da luôn khỏe mạnh

22.Chiết xuất vỏ cây Salix alba (cây liễu

  • Làm dịu da, chống lão hóa.

23.Chiết xuất hạt café

  • Là thành phần chống oxy hóa hiệu quả giúp bảo vệ da khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài (như không khí, khói bụi, ánh nắng mặt trời,…). Hỗ trợ làm sáng da. Làm giảm sưng và nếp nhăn, đẩy lùi tình trạng lão hóa, tăng độ đàn hồi cho da.

24.CÂY HOA LIÊN MỘC

  • Giúp giữ ẩm, làm dịu da, chống kích ứng, giúp da mịn màng, kích thích sản sinh tế bào da mới, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng, cho làn da ngày càng săn chắc, sáng khỏe tự nhiên.

25.Chiết xuất lá Cam Bergamot

  • Hỗ trợ giảm tiết bã nhờn, điều tiết lượng dầu trên da, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông. Đồng thời, hỗ trợ làm mờ thâm mụn

26.Chiết xuất Hoa Diên Vĩ

  • Là một chất có khả năng chống oxy hóa hạn chế sự đứt gãy protein từ đó ngăn chặn tình trạng da kém đàn hồi, chùng nhão

27.Chiết xuất từ lá của cây Thông Đỏ

  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật
  • Dưỡng ẩm sâu, nhất là vào các mùa da bị khô, mất nước
  • Sự kết hợp của Vitamin A, carotene và Rustin giúp tăng cường chất chống oxy hóa.
  • Tái tạo da, làm lành vết thương nhanh